Sức khỏe

Bé ăn dặm không chịu uống sữa có sao không

Thông thường trẻ từ 6 tháng tuổi sẽ bước vào giai đoạn ăn dặm, tuy nhiên cũng có các bé ăn dặm sớm, có bé ăn dặm muộn. Giai đoạn ăn dặm là một giai đoạn phát triển đặc biệt của trẻ nhỏ khi trẻ bắt đầu tập làm quen với những nhóm thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Nhiều mẹ lại không biết cách cho con ăn dặm thế nào đúng cách. Một vấn đề các mẹ thường gặp phải đó là bé không chịu uống sữa nữa, vậy phải làm sao? Hãy cùng Viknews Việt Nam tìm hiểu biểu hiện bé ăn dặm không chịu uống sữa dưới đây nhé.

Video bé tự nhiên không chịu uống sữa

Khi nào nên cho bé ăn dặm?

Để quá trình ăn dặm của bé diễn ra bình thường và đạt kết quả như mong muốn, việc đầu tiên các mẹ cần làm đó là làm sao xác định được thời điểm ăn dặm của bé. Việc ba mẹ cho bé ăn dặm sớm hay muộn tác động không nhỏ tới hệ tiêu hoá và sự phát triển bình thường của trẻ, đặc biệt là khả năng ăn thô sau này của trẻ. Vậy dựa vào đâu để có thể xác định được chính xác thời điểm phù hợp cho bé ăn dặm? Một số biểu hiện thường gặp cho thấy bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm và thời điện bé tự nhiên không chịu uống sữa

Bé ăn dặm không chịu uống sữa có sao không

  • Bé thường xuyên có cảm giác bị đói dù mới được mẹ cho bú
  • Bé thường mất ngủ về đêm khi bé muốn được bổ sung thêm các nguồn dưỡng chất khác ngoài sữa mẹ
  • Quan sát ánh mắt của bé: Trong những bữa ăn hàng ngày, hãy quan sát ánh mắt của bé khi bé nhìn thấy các món ăn mẹ nấu cho cả gia đình. Nếu bé cảm thấy thèm thường, điều này cho thấy bé đang rất tò mò về các món ăn mà mọi người xung quanh ăn, bé đã sẵn sàng ăn dặm rồi mẹ ạ.
  • Áp dụng một bài kiểm tra đơn giản: Rất đơn giản, mẹ hãy thử dùng một chiếc thìa rồi đưa lại gần miệng bé. Thông thường, các bé sơ sinh sẽ có phản xạ đẩy thìa ra xa. Còn nếu bé có biểu hiện há miệng ra, điều đó cũng là một dấu hiện dễ nhận biết cho thấy bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm.
  • Bé tự bốc đồ ăn: Mỗi khi bé được ngồi trong bàn ăn với các thành viên khác trong gia đình. Cơ hội đến là ngay lập tức bé sẽ nhoài người và với thức ăn và cho vào miệng. Thông thường, khi các bé bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ sẽ sắm cho bé một chiếc ghế ăn dặm để bé làm quen với việc ngồi ăn, đặc biệt là tập cho bé một thói quen ăn dặm chủ động. Đây được gọi là phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.
  • Khi bé đã biết ngồi: Mẹ nên biết rằng bé sẽ chỉ ăn dặm khi mà bé đã có thể kiểm soát được đầu và cổ.

Đó là một số dấu hiệu dễ nhận biết là trẻ đã sẵn sàng cho quá trình ăn dặm hay chưa, mẹ hãy nhớ rõ nhé.

Bé ăn dặm không chịu uống sữa có sao không?

Một điểm mà các mẹ nên biết đó là việc tập cho bé ăn dặm không khó, bởi ở qiai đoạn này, các bé thường rất tò mò. Tuy nhiên, một điều mà các mẹ thường không lường tới đó là trẻ sẽ có dấu hiện chán hoặc là bỏ sữa. Điều này khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng không biết việc bé ăn dặm không chịu uống sữa có sao không? hay bé đang có vấn đề gì sao?

be-an-dam-khong-chiu-uong-sua

Thông thường, bé ăn dặm không chịu uống sữa có thể bởi những nguyên nhân sau:

1. Bé được mẹ cho ăn dặm quá sớm

Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm vì nghĩ rằng điều này sẽ giúp bé lớn nhanh và khoẻ mạnh hơn. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm mẹ nhé.

Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm khi mà hệ tiêu hoá, dạ dày của bé còn non yếu và chưa được hoàn thiện. Việc bổ sung các loại thức ăn mới, lạ khiến hệ tiêu hoá phải hoạt động quá tải sẽ làm đường ruột bị yếu đi và khiến các bé cảm thấy rất khó chịu. Khi bụng gặp vấn đề là bé sẽ không muốn uống sữa nữa. Dẫn tới tình trạng bé có thể ăn dặm được xong bé lại không muốn uống sữa. Mà các mẹ đều biết, sữa mẹ luôn là nguồn dưỡng chất tối ưu nhất cho sự phát triển toàn diện của các bé dưới 1 tuổi.

2. Do tâm lý bé gặp vấn đề

Một số bệnh lý về đường ruộ, bị viêm loét miêngj hay viêm tai, trẻ bị sốt…dẫn tới tình trạng bé sẽ không chịu bú sữa nữa. Bởi vậy, hãy quan tâm đặc biệt tới sức khoẻ của bé. Đưa bé tới gặp bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị. Khi bé khỏi bệnh, chắc chắn bé sẽ bú sữa bình thường thôi.

3. Do mẹ ít sữa hoặc sữa công thức mẹ đang dùng không phù hợp với bé

be-an-dam-khong-chiu-uong-sua
Do cơ thể mẹ có ít sữa

Trong giai đoạn ăn dặm, bé sẽ bú mẹ ít hơn trước, điều này sẽ khiến các tuyến sữa ở vú không được kích thích thường xuyên dẫn tới tình trạng mẹ càng ngày càng ít sữa. Một nguồn sữa không được rồi rào cũng khiến bé cảm thấy chán dần và bỏ sữa mẹ.

Còn nếu mẹ sử dụng sữa công thức cho bé, có thể là do sữa có vấn đề hoặc không còn phù hợp với bé. Hãy thử kiểm tra lại hạn sử dụng…Nếu bình thường, mẹ hãy thử đổi một loại sữa khác cho bé xem.

4. Do quá trình ăn dặm khiến bé chán ăn sữa

Đây được đánh giá là nguyên nhân chính khiến bé chán bú mẹ hay sử dụng sữa công thức trong quá trình ăn dặm. Trẻ nhỏ, tính tò mò, thích những gì mới lạ nên bé sẽ ăn nhiều hơn. Khi bé ăn được nhiều, ba mẹ lại càng cho bé ăn nhiều hơn. Vượt mức qua định mỗi ngày và không đúng bữa sẽ khiến hệ tiêu hoá hoạt động không ổn định khiến bé luộn có cảm giác no do thực ăn luôn chậm tiêu hoá hơn sữa mẹ à.

Vậy việc bé bỏ sữa trong thời gian dài có vấn đề gì không?

Một số vấn đề gặp phải khi bé bỏ sữa, không chịu bú mẹ. Mẹ cần chú ý như:

  • Bé bị thiếu chất bởi sữa mẹ luôn là nguồn dưỡng chất tốt nhất, toàn diện nhất cho bé dưới 1 tuổi. Bé ăn dặm chỉ bổ sung một phần nào nguồn dinh dưỡng mà không thể thay thế hoàn toàn cho sữa mẹ được.
  • Điều này khiến sức đề kháng ở trẻ suy giảm, nguy cơ bị suy dinh dưỡng ở trẻ tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ.
  • Điều này cũng có thể khiến bé mắc chứng béo phì ở trẻ nhỏ. Trong thành phần thức ăn dặm có chứa nhiều chất dinh dưỡng không cần thiết nhưng lại có khả năng tạo mỡ khiến các bé bị béo phì từ nhỏ.

Bé không chịu uống sữa phải làm sao?

Bé ăn dặm không chịu uống sữa có sao không
Chế độ ăn dặm hợp lý
  • Đầu tiên, khi chưa chắc chắn, ba mẹ hãy thử kiểm tra lại tình trạng sức khoẻ của bé xem có gặp vấn đề gì không mà bé lại không chịu dùng sữa. Nếu sức khoẻ của bé không tốt, hãy tới gặp bác sỹ chuyên khoá để được tư vấn và đưa trẻ trở lại sức khoẻ bình thường, trẻ sẽ lại uống sữa bình thường thôi.
  • Hãy xây dựng một thực đơn ăn dặm phù hợp cho bé. Ăn vừa đủ, không ép trẻ ăn và có một thời gian biểu hợp lý. Không để bé quá no không một thời gian dài. Tốt nhất, mẹ hãy tập cho bé phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, một phương pháp ăn dặm khoa học được nhiều mẹ Việt hiện đại áp dụng cho con yêu.
  • Mặc dù mẹ đã xây dựng một chế độ ăn dặm hợp lý mà vẫn không khắc phục được tình trạng thì hãy thử tạm dừng chế độ ăn dặm của bé. Nếu vẫn có vấn đề, hãy đưa bé tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
  • Mẹ cũng cần chăm sóc bản thân để cải thiện tình trạng sữa bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống với nhóm các thực phẩm lợi sữa. Mẹ có một nguồn sữa tốt, bé sẽ ham bú hơn.

Trên đây là một vài chia sẻ về vấn đề bé ăn dặm không chịu uống sữa. Mong rằng những thông tin tổng hợp và chia sẻ này sẽ giúp ích được cho các mẹ. Chúc bé nhà mình hay ăn, chóng lớn, kết thúc quá trình ăn dặm đạt được kết quả như mong muốn.

Trẻ 6,7,8,9,10,11 tháng không chịu uống sữa và lười uống sữa

Nguyên nhân sinh lý: Bé 8 tháng bắt đầu mọc răng do vậy có bị ngứa, sưng, sốt nhẹ…dẫn đến cơ thể mệt mỏi, khó chịu và biếng bú sữa. Ngoài ra, trong giai đoạn này bé bắt đầu ăn dặm. Có thay đổi trong ăn uống bé chưa kịp thích nghi dẫn đến biếng ăn và lười bú sữa

Bé chỉ ăn cháo không uống sữa có sao không ?

Câu trả lời chắc chắn là CÓ. Sữa nói chung và sữa mẹ nói riêng là thực phẩm vàng với các thành phần dinh dưỡng cân đối nhất, hỗ trợ tốt nhất cho cả thể chất và trí não. Bé nên được duy trì uống sữa trong những năm đầu để phát triển toàn diện mà thức ăn không thể bù đắp được.

Nếu thời gian dài trẻ bỏ sữa sẽ khiến cho nguồn kháng thể (chủ yếu trong sữa mẹ) bị giới hạn và từ đó mang đến nhiều nguy hại về sức khỏe sau này như hay ốm vặt, nguy cơ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển,,… Hơn nữa ăn dặm nhiều để bù lại lượng sữa sẽ khiến cho bé có nguy cơ bị thừa cân, béo phì.

Do nguồn sữa hạn chế

Trong trường hợp trẻ bú mẹ, khi được tập ăn dặm sẽ bớt thời gian bú mẹ hơn, do đó mà sự kích thích của tuyến sữa cũng giảm đi khiến tuyến sữa tiết lượng ít hơn. Khi bé bú nhưng lượng sữa mẹ tiết ra ít cũng là một phần nguyên nhân khiến bé chán sữa.

Đồ ăn dặm hấp dẫn hơn sữa

Đồ ăn dặm mẹ chưa bỏ thêm gia vị gì nhưng với vị thơm, ngọt tự nhiên từ thực phẩm cùng màu sắc bắt mắt lại khiến các bé rất thích thú. Ngoài ra trong cháo ăn dặm mẹ thường cho thêm dầu ăn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn nên sữa giờ đây không thu hút trẻ nữa.

Trẻ mọc răng khó chịu

Thời điểm bé tập ăn dặm cũng là lúc những chiếc răng bé xinh của trẻ bắt đầu nhú lên khiến lợi ngứa ngáy khó chịu. Khi này việc gặm đồ ăn dặm giúp răng lợi của trẻ thoải mái và dễ chịu hơn nên bé không còn yêu thích uống sữa.

Ăn dặm quá nhiều

Bé yêu thích các món mẹ chế biến nên mẹ thường có tâm lý cho con ăn nhiều cho nhanh lớn. Khi trẻ đã quá no sẽ không còn muốn uống sữa nữa. Giờ ăn không cố định cũng ảnh hưởng đến vị giác của con khiến sữa không còn tạo được hứng thú như trước.

Giúp mẹ khi bé ăn dặm không chịu uống sữa

Trên thực tế là hầu hết trẻ nhỏ đều rất yêu thích uống sữa nhưng nếu con bạn đang gặp phải tình trạng trên, những cách giải quyết đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn xử lý hiệu quả.

Đảm bảo lượng sữa mẹ hoặc thay đổi sữa công thức
Nếu nguồn sữa mẹ bị thiếu hụt khiến trẻ bú được ít dẫn tới chán, mẹ cần phải cân đối lại chế độ ăn của mình và bổ sung các thực phẩm tăng tiết sữa để kích thích như thịt bò, các loại hạt, trái cây,… Mẹ nên lưu ý móng giò không phải là món tăng tiết sữa như quan niệm xưa cũ, nó có chứa rất nhiều chất béo nên mẹ cần hạn chế tránh bị thừa cân nhé.

Với trẻ uống sữa công thức, ngoài nguồn gốc và hạn dùng là điều bắt buộc cần quan tâm thì mẹ nên thay đổi hãng sữa mới hay hương vị mới để giúp bé hứng thú trở lại.

Điều chỉnh chế độ ăn

Bao gồm về giờ giấc và lượng thức ăn, mẹ cần phải cân đối lại trong từng giai đoạn phát triển của trẻ. Cách làm này khiến chừa ra một khoảng thời gian để bé đủ “đói” và đòi bú mẹ. Lịch ăn mẹ có thể tham khảo:

  • Bé 6 tháng tuổi: 2 bữa bột,cháo loãng/ngày
  • Bé 7 – 9 tháng tuổi: 2-3 bữa bột đặc/ngày
  • Bé 10 – 12 tháng tuổi: 4-5 bữa cháo đặc/ngày.
  • Bé ăn dặm không chịu uống sữa nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển lâu dài của trẻ, thế nên mẹ hãy luôn theo dõi thói quen của con để sớm có những thay đổi phù hợp nhé.

 

Vik News

Viknews Việt Nam chuyên chia sẻ những kiến thức hữu ích về hôn nhân – gia đình, làm đẹp, kinh nghiệm làm mẹ, chăm sóc dinh dưỡng khi mang thai kỳ, trước sau sinh, son môi , sữa ong chúa, nhà cửa nội thất (cửa gỗ, đèn chùm trang trí, bàn ăn, tủ bếp..)……

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button